Cụm từ 32 hóa thân Quan Thế Âm Bồ Tát có lẽ rất quen thuộc với những ai theo Phật giáo và tín ngưỡng đạo Phật. Mọi người hay thờ bộ tượng này để tỏ lòng tôn kính với ngài. Vậy Ngài có những ứng hóa thân như thế nào hãy cùng Dieukhacvannhan.com tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé. chuyên thiết kế thi công tượng tôn giáo. Liên hệ hotline: 0914451405 để được tư vấn và thiết kế bộ tượng ưng ý nhất.
Quan Thế Âm Bồ Tát, một vị đại sĩ vạn năng, thân thương của loài người ở Ta Bà mà bất cứ đệ tử nào của đức Phật cũng đều hướng tâm kính lễ, và cầu nguyện Ngài. Đối với các tín đồ Đạo Phật, hầu hết quý Phật tử đều biết 12 lời nguyện Quan Âm Bồ Tát cũng như 3 ngày vía Quan Âm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ 32 hóa thân Quan Thế Âm Bồ Tát của ngài. Hãy cùng tìm hiểu về 32 hóa thân này trong nội dung bên dưới nhé.
Danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát
Trong Diệu pháp liên hoa kinh, đức Phật Thích ca đã giải thích rõ cho Vô Tận Ý Bồ Tát về ý nghĩa của danh hiệu Quán Thế Âm là do vị Bồ tát này khi nghe âm thanh của chúng sanh xưng danh hiệu mình thì bèn tầm thanh để cứu khổ. Nếu có vô lượng trăm ngàn vạn ức chúng sanh bị các khổ não nghe đến danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, một lòng xưng danh Ngài thì ngay khi đó, Bồ Tát Quán Thế Âm bèn xem xét âm thanh ấy, khiến cho họ đều được giải thoát.
Tìm hiểu về 32 hóa thân Quan Thế Âm Bồ Tát
Cũng theo kinh này thì 32 hóa thân Quán Thế Âm Bồ tát là thân Phật, Bích Chi, Thanh Văn, Phạm Vương, Đế Thích, Đại Tự Tại Thiên, Đại Tự Tại, Thiên Đại Tướng Quân, Tỳ Sa Môn, Tiểu Vương, Trưởng giả, Cư sĩ, Tể quan, Bà-la–môn, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Phụ nữ, Đồng nam, Đồng nữ, Thiên , Long, Dạ xoa, Càn-thát-bà, Ca-lâu-la, A-tu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhân, Phi nhân, Thần chấp Kim Cang.
32 hình tượng hóa thân
Dương Liễu Quán Âm: còn có tên gọi khác là Dược Vương Quán Âm, Ngài có chức trách là bạt trừ cứu độ những bệnh khổ của chúng sanh, vì chúng sanh thân nhiều khổ nạn nên Ngài cầm cành dương liễu thể hiện sự ôn hòa và phúc đức..
Long Đầu Quán Âm: là Quán Thế Âm Bồ tát ngồi trên lưng rồng. thể hiện sự mạnh mẽ uy quyên
Trì Kinh Quán Âm: còn gọi là Thanh Văn Quán Âm, thể hiện sự thành tâm, hiếu kính khi nghe phật thuyết pháp
Viên Quang Quán Âm: ngài là biểu tượng ánh sáng quang minh, soi sáng khắp nơi
Du Hý Quán Âm: Ngài là biểu tượng cho sự an nhàn, tự tại.
Bạch Y Quán Âm: còn gọi là Bạch Y Quán Tự Tại Mẫu. Toàn thân Ngài mặc y trắng, ngồi kết già trên hoa sen trắng, đầu đội khăn, tay trái cầm hoa sen, tay phải kết dữ nguyện ấn. Màu trắng biểu ý Thanh Tịnh và Tâm Bồ đề, xưa nay mọi người lễ bái Ngài để cầu tiêu tai, trường thọ.
Liên Ngọa Quán Âm: là Quán Thế Âm Bồ tát ứng hiện tọa ngọa trên lá sen. Ngài hiện thân Tiểu Vương trong phẩm Phổ Môn, để thí dụ cho thân Tiểu Vương tôn quý ngồi trên lá sen.
Lang Kiến Quán Âm: còn gọi là Phi Bộc Quán Âm. Nước là vật mềm mại nhất nhưng có thể đối trị sự cứng chắc của đá, từng giọt nước có thể xuyên thủng đá.
Thí Dược Quán Âm: ngoài việc trị bệnh khổ của chúng sanh về thân và tâm, Quán Thế Âm Bồ tát còn ban bố cho chúng sanh lương dược.
Ngư Lam Quán Âm: là Quán Thế Âm tay cầm giỏ cá và nhánh lá.
Đức Vương Quán Âm: trong phẩm Phổ Môn chép rằng: “người đáng dùng thân Phạm Vương đặng độ thoát, Ngài liền hiện thân Phạm Vương mà vì đó nói pháp.
Thủy Nguyệt Quán Âm: tức là Thủy Cát Tường Quán Thế Âm Bồ tát trong Thai Tạng Mạn trà la, mật hiệu của Ngài là Nhuận Sanh Kim Cang, Quán Thế Âm Bồ tát nhất tâm quán thủy tướng, nhập thủy định.
Nhất Diệp Quán Âm: Ngài ngồi trên hoa sen nổi trên mặt nước, ngắm nhìn nước tâm suy nghĩ sâu sắc đến những nơi tối tăm không ánh sáng.
Thanh Cảnh Quán Âm: Hình tượng đặc trưng của Ngài là tay trái cầm hoa sen, lòng bàn tay phải hướng lên trên, ngồi kết già trên bệ đá.
Uy Đức Quán Âm: Hình tượng của Ngài là tay trái cầm kim cang xử biểu hiện uy thế để chiết phục tâm cang cường của chúng sanh, tay phải cầm hoa sen ngồi trên bệ đá.
Diên Mạng Quán Âm: Ngài đội bảo quan, mặc Thiên y, anh lạc trang nghiêm, 20 cánh tay để dìu dắt và cứu hộ chúng sanh.
Chúng Bảo Quán Âm: là hình tượng Quán Thế Âm Bồ tát tay cầm vàng bạc vật báu.
Nham Hộ Quán Âm: là hình tượng Quán Thế Âm Bồ tát ngồi trong hang đá. Quan Thế Âm Bồ tát hiệp chưởng tĩnh tọa trên hoa sen, trong hang hiểm tối tăm hiện ra ánh sáng.
Năng Tĩnh Quán Âm: Quán Thế Âm Bồ tát cứu giúp thủ hộ những người gặp nạn được an ổn.
A Nậu Quán Âm: Hình tượng của Ngài đầu búi tóc thiên kế, mặc Thiên y màu vàng, tay trái cầm mảnh y trước bụng, tay phải thả trên gối phải, mắt nhìn đại hải, hạnh nguyện của Ngài xua tan những hiểm nạn trên biển làm cho tất cả định tĩnh không còn tai ương.
Vô Úy Quán Âm: Hình tượng của Ngài rất đặc thù có ba mắt bốn tay, ngồi trên lưng sư tử trắng, đội bảo quan, hai tay bên phải, một tay cầm hoa sen trắng, một tay cầm con chim cát tường trắng; hai tay bên trái, một tay cầm pháp khí hình con phượng 3 đầu, một tay cầm con cá.
Diệp Y Quán Âm: Ngài hiện thân Thiên nữ, đội bảo quan, trên bảo quan có hóa thân Vô Lượng Thọ Phật.
Lưu Ly Quán Âm: Hình tượng Ngài cầm bình lưu ly xanh, đứng trên cánh hoa sen du hóa trên mặt nước.
Đa La Quán Âm: Ngài hiện thân người con gái, tướng mạo từ bi, mặc y trắng, hai tay hiệp chưởng cầm hoa sen xanh; quanh thân có hào quang thanh tịnh, đầu búi tóc
Cáp Lỵ Quán Âm: Hiện thân Đại Sĩ là việc hy hữu không tin hay sao. Nhà vua rất vui liền ban chiếu chùa chiền trong khắp thiên hạ tạo tượng Đại Sĩ để tôn thờ. Đây là sự tích của Cáp Lỵ Quán Âm.
Lục Thời Quán Âm: là vị Bồ tát ngày đêm từ bi thủ hộ chúng sanh.
Phổ Bi Quán Âm: Vì lòng từ bi và uy đức của Ngài rất lớn phổ chiếu tất cả tam giới cho nên có tên gọi là Phổ Bi Quán Âm.
Mã Lang Phụ Quán Âm: Hình tượng Ngài cầm quyển Kinh Pháp Hoa và cây gậy có hình đầu lâu.
Hiệp Chưởng Quán Âm: là hình tượng Quán thế Âm Bồ tát chắp tay cung kính lễ biểu thị tu thiện tích đức.
Nhất Như Quán Âm: Quán Thế Âm Bồ tát cưỡi mây bay trong hư không chinh phục lôi điện sấm sét.
Bất Nhị Quán Âm: Hình tượng Ngài ngồi trên bệ đá hai tay chấp trì kim cang xử.
Trì Liên Quán Âm: Là Quán Thế Âm Bồ tát tay cầm hoa sen. Quán Thế Âm Bồ tát lấy hoa để biểu trưng cho bổn thệ, vì cầm hoa sen đã nở hay chưa nở nên còn gọi là liên hoa thủ.
Sái Thủy Quán Âm: là Quán Thế Âm Bồ tát đứng trên tường vân tay cầm chén nước rưới xuống.
Tượng Du hý Quan Âm 1 trong 32 hóa thân Quan Thế Âm
Hình tướng của Ngài là tư thế du hý tự tại, an tọa trên mây ngũ sắc, tay phải chống đỡ, tay trái đặt trên đầu gối. Quan Thế Âm Bồ tát giáo hóa chúng sanh viên thông vô ngại, không câu nệ vào thời gian và nơi chốn, tương đương với hóa thân bồ tát Quan thế âm trong phẩm Phổ môn của kinh Pháp hoa quyển 7 (Đại 9, 57 hạ): Hoặc bị người ác đuổi, rơi xuống núi Kim cương, nhờ sức niệm Quan âm, không mảy may thương tổn.
Hi vọng với những thông tin cung cấp bên trên đã giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về 32 hóa thân Quan Thế Âm Bồ Tát và có những lựa chọn phù hợp khi muốn thờ phụng tượng Ngài. Liên hệ ngay với Cơ Sở Điêu Khắc Văn Nhân qua thông tin bên dưới để được tư vấn và nhận về bộ tượng ưng ý thờ phụng trong nhà nhé.
Hotline / Zalo: 0914451405
Địa Chỉ: Đường số 44, Khu Phố 8, P. Hiệp Bình Chánh, Tp. Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
Fanapge: https://www.facebook.com/dieukhacvannhan