Trong biểu tượng nhà Phật, mẫu tượng hộ pháp được xem là vị thần tự nguyện bảo vệ cho Phật pháp. Vị thần này không quá xa lạ đối với những ai là tín đồ của nhà Phật. Chúng có ý nghĩa gì, có nguồn gốc từ đâu, được dùng trong dịp nào là điều mà không ít người quan tâm. Vậy cùng tìm hiểu về tượng hộ pháp ngay bài dưới đây cùng Đồ thờ Xuân Trang.
Đôi nét về Thần Hộ Pháp
Đối với những tín đồ tôn giáo, đặc biệt là đạo Phật sẽ không còn cảm thấy xa lạ với hình ảnh hai vị Thần này đứng ở hai bên trong Chùa. Sỡ dĩ, tượng được sử dụng rộng rãi ở Chùa với mục đích trở thành Hộ Pháp đắc lực cho nhà Phật, giúp chúng sinh cứu khổ cứu nạn.
Hộ Pháp (chữ Nho là: 護法, sa. dharmapāla, pi. dhammapāla) theo nhà Phật, nhất là phái Kim Cương Thừa là những vị thần bảo vệ Phật Từ & Phật Pháp.
Phật giáo Việt Nam liệt kê nhiều vị Thần Hộ Pháp như Phạm Thiên, Kiên Lao, Đế Thích, Thiên Lý Nhãn, Thiên Lý Nhĩ, Địa Kỳ… Đôi tượng Hộ Pháp phổ biến trong Chùa mà ta hay thấy đó chính là 2 vị Thần đối sánh thờ trong Chùa mang tên Hộ Pháp Khuyết Thiện và Trừng Ác. Trong kinh Phật, các vị Thần Hộ Pháp được gọi chung là Tôn Thiên Bồ Tát, Vi Đà Hộ Pháp hay Vi Đà Bồ Tát. Ngoài việc sử dụng đặt để ở Chùa, mẫu tượng Hộ Pháp bằng gỗ còn được sử dụng ở hai bên của thư viện – nơi lưu giữ sách hay Đại Hùng Bảo Điện (Tam Bảo). Một số tượng Hộ Pháp nhỏ còn được sử dụng trong không gian thờ cúng gia tiên thông thường để bảo vệ gia đình.
Tượng Hộ Pháp (Khuyến thiện và Trừng ác)
Đôi tượng Hộ Pháp này thường được tạc rất lớn, đầu cao chấm nóc nhà, bố trí ở hai bên tiền đường. Thần trang phục như võ tướng, đầu đội mũ trụ, mặc áo giáp, thân thể vạm vỡ, ngồi hoặc đứng, có sẵn khí giới để bảo vệ đạo pháp.
Tượng Thần Khuyến Thiện: được gọi là “ông Thiện” thường tô mặt trắng, nét mặt thanh thản, đặt ở bên tay trái bàn thờ Phật (từ trong nhìn ra); tay cầm viên ngọc thiện tâm – là báu vật của Phật tử, khích lệ mọi người noi theo.
Tượng Thần Trừng Ác thì tô mặt đỏ, đặt bên tay phải bàn thờ Phật (từ trong nhìn ra); nét mặt thần giận dữ, lăm lăm vũ khí để trừng trị kẻ ác tâm như răn đe mọi người lánh xa con đường dẫn đến sa ngã.
Việc thờ tượng Hộ Pháp không ngoài ý nghĩa nhắc nhở mọi người sống: “Không làm các điều ác/ Nguyện làm các hạnh lành/ Giữ tâm ý trong sạch/ Ấy lời chư Phật dạy”. Quan điểm này thể hiện tinh thần bình đẳng nhập thế của đạo Phật” – Thượng tọa Thích Thiện Đạo nhấn mạnh.